Quần thể Đình – Chùa Áng Dương gồm: Đình – Chùa – Miễu, nơi đóng quân của nguyên soái Lý Thường Kiệt, sau thời gian cây cối xanh tốt dân làng quen gọi là Miễu cò, giếng mật,(giếng nước ăn),mộ vua(phủ mộ).
Chùa làng hình chữ đinh, tên chùa là Linh Ứng Tự, thờ theo giáo phái thiền môn. Căn cứ vào nghệ thuật trạm trổ, điêu khắc, sắp xếp thờ cúng, Viện khảo cổ lịch sử thành phố Hải Phòng đối chiếu với nhiều chùa trong cả nước và đã kết luận: Chùa làng Áng Dương có từ thế kỷ thứ 12. Chùa được trùng tu năm Quý mùi, đời vua Lê Chính Hòa 1693 (Chính hòa nhị thập tứ niên), đời vua Bảo Đại năm thứ 6 ; 1932 (Bảo Đại lục liên) lại được trùng tu. Chùa có kiến trúc bề thế , quay hướng Tây nam, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian thượng điện. Kiến trúc mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ xx. Trong khuôn viên chùa còn có nhà Tổ 5 gian và tháp Sư Tổ. Trải qua thời gian lịch sử chùa Áng Dương hiện nay còn lưu giữ được hệ thống tượng pháp, di vật, cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa tâm ling sâu sắc như: Bộ Tam Thế Phật, Quán Âm tọa sơn, Quán Âm Nam Hải, Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu, Khuyến Thiện, Trừng ác, tượng Đức Ông, Đức Thánh Tăng, tượng Mẫu, Thái Thượng Lão Quân, đặc biệt trong hệ thống tượng pháp chùa Áng Dương còn bảo lưu nguyên vẹn bộ tượng Thập Điện Minh Vương gồm 10 tượng mang phong cách tạc tượng truyền thống của làng Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, ngoài ra còn có chuông đồng niên hiệu Minh Mạng thứ 17(1836), Bia (Hậu Phật Bi Ký), niên hiệu Minh Màng thứ 19 (1838).



Đình Áng Dương: Ngôi đình theo di ngôn đình hậu cung có 3 gian nhỏ lợp ngói. Đình ngoài có 5 gian lợp danh, vào mùa đông khô hanh ngôi đình ngoài chẳng may bị hỏa hoạn cháy hết. sau thời gian dài dân làng đi mua ngôi đình bên ngoài tại làng Ro Đạo, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình về dựng năm 1863.(Đời vua Tự Đức), ngôi đình có 7 gian ngoài và 3 gian Đình Hậu cung được phụng thờ 4 vị Nhân thần.
Đức đệ nhất : Dù Công đại vương-Đại tướng quân-Thượng đẳng thần
Đức đệ nhị : Luyện công đại vương-Thượng đẳng thần
Đức đệ tam : Lô công đại vương- Thượng đẳng thần
Đức đệ tứ : Trình đại liêu quốc công- Thượng đẳng thần.



Đình – Chùa làng Áng Dương do chiến tranh tàn phá, đã mất mát một số sắc phong. Đầu thập kỷ 90 bị mất cắp một bộ thần tích, 3 bộ thần phả, và sắc phong của Đức đệ nhất, Đức đệ nhị, Đức đệ tam.
Hiện nay đình còn lưu giữ được 5 bản thần phả và 9 sắc phong từ triều đại Lý Hoàng đế đến triều đại vua Khải Định. Theo thần tích 3 gian đình hậu cung thờ cúng chỉ được phép dâng lễ chay, Nữ giới không được phép qua lại.
Đình – Chùa làng Áng Dương, nơi đây đang lưu dữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, tạo nên nét riêng của vùng đất linh thiêng, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo, Tôn Giáo của cộng đồng và nhân dân xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.