Kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Trung Lập
Kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Trung Lập
Giao mùa là thời kỳ phát triển mạnh của các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, vật nuôi.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh động vật nuôi của địa phương, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi. Tiêm vắc xin chủ động miễn dịch phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đảm bảo tỷ lệ bảo hộ phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Duy trì miễn dịch quần thể cho gia súc, gia cầm đảm bảo mức kháng thể nhằm khống chế một số bệnh nguy hiểm góp phần xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn xã.
UBND xã Trung Lập triển khai đồng bộ phương án chăm sóc vật nuôi trên địa bàn xã đảm bảo vật nuôi phòng chống được dịch bệnh và phát triển tốt, cho năng xuất cao. Cụ thể:
Công tác tiêm phòng
* Đối với đàn chó, mèo
- Thời gian tổ chức tiêm phòng bệnh dại đợt chính từ ngày 01/03/2025- 30/5/2025.
Hàng tháng tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh đã đến tuổi tiêm phòng; chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm chính hoặc chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ theo quy định.
* Đối với đàn gia cầm
- Thời gian tổ chức tiêm phòng:
+ Đợt 1: Từ tháng 3 - 6/2025
+ Đợt 2: Từ tháng 9 - 11/2025
- Đối tượng tiêm phòng: Toàn bộ đàn gà, vịt, ngan, ngỗng từ 14 ngày tuổi trở lên thuộc các hộ chăn nuôi theo quy mô nông hộ( quy mô dưới 10 đơn vị vật nuôi theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi) và phải thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân xã theo quy định.
Hàng tháng tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm chưa đủ điều kiện tiêm phòng đợt chính (chưa đến tuổi tiêm, gia cầm bệnh…) nuôi mới phát sinh hoặc còn sót trong đợt tiêm chính, gia cầm đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ theo quy định.
Đối với các cơ sở chăn nuôi công nghiệp và các trang trại đạt tiêu chí theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 quy định về tiêu chí trang trại và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; chủ cơ sở chăn nuôi tự mua vắc xin, tổ chức tiêm phòng và chịu mọi chi phí tiêm phòng, đồng thời báo cáo kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm về Trạm chăn nuôi và thú y huyện tổng hợp báo cáo chi cục chăn nuôi và thú y thành phố.
- Những đàn gia cầm thuộc đối tượng tiêm phòng nêu trên không chấp hành tiêm phòng và để xảy ra dịch bệnh; Ban chỉ đạo xã lập biên bản tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn gia cầm và chủ chăn nuôi không được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước.
- Việc sử dụng vắc xin và bảo quản vắc xin phải đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Đối với đàn trâu, bò
- Thời gian tổ chức tiêm phòng: Từ tháng 4 - 10/2025
- Đối tượng tiêm phòng: Tiêm phòng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe mạnh từ 04 tháng tuổi trở lên. Đối với những vùng áp lực vùng dịch cao: thực hiện tiêm phòng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe mạnh từ 02 tháng tuổi trở lên. Không tiêm cho trâu, bò, bê, nghé đang có triệu chứng của bệnh Viêm da nổi cục hoặc đang mắc các bệnh khác.
- Tiêm phòng bổ sung: Hàng tháng tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò nuôi mới, trâu, bò chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm chính.
- Tiêm phòng bao vây ổ dịch: Khi có dịch xảy ra trên địa bàn, thực hiện tiêm phòng bao vây ổ dịch tại vùng dịch uy hiếp, vùng đệm theo phạm vi xác định và hướng dẫn của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp người chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng cho đàn trâu, bò nuôi và để xảy ra dịch: Ban chỉ đạo xã lập biên bản tiêu hủy bắt buộc trâu, bò nhiễm bệnh; đồng thời chủ chăn nuôi không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Việc sử dụng vắc xin đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cán bộ thú y.
Công tác khử trùng, tiêu độc
Nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch ngoài việc thực hiện tốt các đợt tiêm phòng vắc xin cần tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường, chuồng trại chăn nuôi, vùng có nguy cơ phát dịch cao, vùng ổ dịch cũ, cơ sở giết mổ, khu buôn bán gia cầm bằng vôi bột và phun hóa chất khử trùng theo kế hoạch. Ban chỉ đạo xã có trách nhiệm chỉ đạo việc quản
Với việc triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ đàn gia súc gia cầm, đảm bảo vật nuôi được bảo vệ và đem lại nguồn lực kinh tế cho các hộ chăn nuôi.